Tại sao phải có phù dâu trong đám cưới?

3:13:00 PM

Tại sao phải có phù dâu trong đám cưới?. 
Trong thời kỳ phong kiến phù dâu có nghĩa là người dắt cô dâu. Có tục lệ phù dâu bởi hôn nhân trong thời kỳ phong kiến do cha mẹ quyết định và phải có người mai mối.


Theo thời kỳ phong kiến thì "Nữ thập tam, nam thập lục" có nghĩa là con gái 13 tuổi có thể gả chồng và con trai  16 tuổi có thể lấy vợ. Vì quá nhỏ tuổi bên khi làm cô dâu người phụ nữ phải có người dẫn dắt và người dẫn dắt gọi là phù dâu. Phù dâu thường là người cô, người dì hoặc người chị em thân thiết của cô dâu. Người đó phải có khả năng chỉ dẫn, thuyết phục và được cô dâu kính nể, mến phục, được gia đình cô dâu ủy thác. Gia đình nhà gái chọn rất kỹ người phù dâu, phải là người tốt tính có gia đình hạnh phúc, con cái đề huề và là người có thể truyền kinh nghiệm làm dâu cho cô dâu mới.
Phù dâu đã xuất hiện trong những lễ cưới truyền thống của người Việt Nam. Người phù dâu đóng vai trò không kém quan trọng trong ngày cưới bởi vì họ là người truyền dạy kinh nghiệm cũng như đem lại may mắn cho các cuộc hôn nhân.



Trái lại phù rể vẫn là một khái niệm xa mờ và chỉ mới xuất hiện gần đây. Ngoài việc là người dẫn đầu đoàn rước dâu thì vai trò của họ cũng không rõ rệt và không đóng vai trò quan trọng trong ngày cưới. Do đó mà có nhiều người nhầm lẫn giữa phù dâu, phù rể với đội ngũ bê mâm quả.
Trong xã hội hiện nay, ở nhiều đám cưới ta vẫn thấy hiện hữu phù dâu và phù rể. Họ là những người bạn thân của cô dâu và chú rể. Thực tế mà nói nhiệm vụ của họ không chỉ đơn giản là dẫn đầu đôi bê mâm qủa, hay rót rượu châm trà khi rước dâu, mà còn là " trợ lý đắc lực" của cô dâu, chú rể về mặt tinh thần cũng như một số công việc trong tổ chức đám cưới.
Trước và trong ngày cưới cô dâu và chú rể phải chịu nhiều áp lực từ những công việc phải chuẩn bị cho đến những bất ổn về mặt tâm lý khi sắp phải sống chung với ai đó.



Tại sao lại có câu Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống?
Trước hết ta phải hiểu nguyên nhân của việc kết hôn đó là để duy trì nòi giống, ngoài ra nó còn là vấn đề về đạo đức.
Ở đây "tông" và "giống" được hiểu theo nghĩa đen là duy trì nòi giống.
Ngày xưa, nhìn gia tộc, họ hàng ra sao, có đông đúc hay không để đoán biết "giòng giống" của gia đình ấy thế nào, vì người ta thường nói: nòi nào giống nấy là như vậy.
Người xưa bắt tướng người, vóc dáng của người phụ nữ, để biết xem họ có khả năng sinh đẻ hay không, có mắn con hay không nên thường có câu " Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh"
Mặt khác trong xã hội phong kiến rất coi trọng việc môn đăng hậu đối, có nghĩa là hai bên nhà trai và nhà gái phải tương đương nhau trong xã hội.
Ngày nay việc lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống có lẽ không còn phù hợp nữa, bởi vì trong thời hiện đại "Gia đình hạnh phúc nên chỉ dừng ở một đến hai con". Hơn nữa khi khoa học phát triển thì việc thụ thai trong ống nghiệm không còn xa lạ và nó cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Vì thế việc chọn "tông và giống"  không còn nặng nề hơn trước.

TrendingMore

Xem thêm