Tại sao trong dùng các cặp bánh hình tròn và hình vuông và chữ Hỷ

1:24:00 AM

 Tại sao trong lễ cưới hỏi lại dùng các cặp bánh hình tròn và hình vuông

Theo người xưa, hình tròn tượng trưng cho dương và hình vuong tượng trưng cho âm, nghĩa khác: tròn và vuông tượng trưng cho trời và đất. Và trong lễ vật trong hỏi cưới thì người ta thường dùng có đôi có cặp : Bánh chưng xanh ( vuông) đi đôi với bánh giầy (tròn). Những cặp bánh này tượng trưng cho âm dương phải có đôi có cặp, tình cảm phải trường tồn như trời với đất.

Ngoài ra, những lễ vật đi kèm thường được bọc trong giấy đỏ, để trong tráp đỏ và phủ nhiễu điều (đỏ) là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá. Màu đỏ tượng trưng cho sự hoan hỷ, hạnh phúc. Mặc dù lễ vật có từng đôi, từng cặp và là số lượng phải là chẵn nhưng khi để vào tráp thì số tráp phải là số lẻ. Vì số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, dài lâu.

Chữ song hỷ dán trong ngày cưới

Ý nghĩa của chữ "Song hỷ"

"Song" có nghĩa là 2, "hỷ" có nghĩa là mừng vui.

lễ cưới hỏi lại dùng chữ Hỷ

Nghĩa của chữ "Song hỷ" có nghĩa là có 2 niềm vui cùng một lúc ( ví dụ như câu "Song hỷ lâm môn" nghĩa là có 2 niềm vui đến cùng một lúc.)

Điển tích về chữ "Song hỷ" được lưu truyền rằng: Một trạng nguyên tên là Vương An Thạch đời nhà Tống Trung Quốc; ông lên kinh ứng thí năm 20 tuổi, nhưng may mắn không chỉ đỗ trạng nguyên mà còn cưới được tiểu thư vô cùng xinh đẹp là con của một quan lớn làm vợ. Vương An Thạch vô cùng hưng phấn viết 2 chữ "hỷ" ý là ông có 2 niềm vui cùng một lúc, dán lên trước cửa và ông đã ngâm một câu thơ thế này

"Vận may đối đá thành song hỷ
Cờ hổ đèn quân kết vợ chồng"
Chữ "Song hỷ" bắt nguồn từ Vương An Thạch chính là người đã sáng tạo nên chữ " song hỷ" hai chữ hỷ được lượt bớt bộ thảo. Ý nói rằng ông đã hai lần gặp may lớn, là vừa đỗ đạt cao vừa lấy vợ đẹp.

Có một giai thoại khác ở thời Từ Hy Thái Hậu mới xuất hiện chữ " Song hỷ" bởi chữ "Song hỷ" được viết giống hình tượng con nhện. Mà con nhện là một loại tượng trưng cho sự vẹn toàn của Trung Quốc.
Đám cưới chính là một điều hỷ lớn nhất của đời người, bởi vậy, gia đình nào có đám cưới thường dùng biểu tượng "Song hỷ" để mong sẽ có thêm một niềm vui khác sẽ đến, thường là mong về công danh hoặc có thêm con cháu.

Mặt khác, chữ "Song hỷ" còn biểu tượng cho ý nghĩa là hai niềm vui của hai gia đình đến cùng lúc: gia đình nhà trai vui vì có thêm con dâu mới, gia đình nhà gái vui vì có rể mới.

Có giai thoại kể rằng, ngày trước có nhiều gia đình trong nhà gặp nhiều vận đen thương tổ chức đám cưới để "xung hỷ" nghĩa là mong một điều hỷ này sẽ kéo theo một điều hỷ khác là xua đi bệnh tật, đen đủi và đem may mắn tới.

Càng về sau, ý nghĩa của chữ "Song hỷ" càng thiên về tình cảm đôi lứa, vượt lên cả biểu tượng rồng, phượng. 
Trong lễ vật cưới hỏi, luôn được gắn chữ "Song hỷ" lên những tác phẩm đó, ý nói những vật hẩm đó có chứa hỷ sự và càng nhiều chữ hỷ thì càng may mắn.
Nếu đôi vợ chồng treo biểu tượng "song hỷ" trong phòng ngủ để yêu càng thêm yêu tình cảm càng bền vững.
Tuyệt đối không treo chữ "Song hỷ" ngược bởi vì nó liên quan đến những điều không hay.

TrendingMore

Xem thêm