Vì sao lại đặt tên cúng cơm, tên ở nhà, tên xấu cho trẻ sơ sinh - văn hóa phong tục tập quán Việt Nam
Người Việt xưa, thường không đặt tên chính thức ngay cho trẻ sơ sinh mà thường gọi môm na như Thắng Tí, cái Tẹo, thằng cò, con Ĩn.... hay những cái tên nào đó thật xấu xí. Họ quan niệm rằng nếu đặt tên đẹp sẽ bị ma quỷ bắt đi, vì thế nên gọi trẻ bằng những cái tên xấu để ma quỷ không bắt đi, tên xấu cho dễ nuôi. Tùy theo từng vùng mà việc đặt tên chính thức (tên húy) sẽ được đặt lại diễn ra sớm hay muộn, có thể trong vòng 100 ngày. Riêng ở Huế thì đúng 100 ngày sau khi trẻ sinh mới làm lễ tạ ơn "mười hai bà mụ" và lúc bấy giờ mới đặt tên húy. Tên húy chính là tên chính thức của mỗi người thường do cha, mẹ, ông bà đặt. Tên chính còn được gọi là tên húy, tên thật, tên trên giấy khai sinh.
Đặt tên cúng cơm, tên ở nhà, tên xấu cho trẻ sơ sinh
Còn ở một số địa phương khác, trong dịp tế tổ các gia đình có trẻ sơ sinh sẽ sắm cơi trầu, chai rượu, hương hoa và một số lễ vật như xôi, oản, hoa quả...đến nhà thờ họ để yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ cho các con trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên húy chính thức và tên đó mới được họ hàng công nhận.
Tìm hiểu về tục đặt tên chính thức cho con
đặt tên chính thức cho con
Trong vòng 100 ngày sau khi trẻ được sinh ra thì gia đình mới chính thức đặt tên cho con.
Thường thì tên chính thức sẽ do ông bà, bố mẹ của trẻ đặt ra và tên của trẻ phải không được trùng tên với các vị tổ tiên hoặc ông bà, bác, cô, chú, dì có tên trong gia phả. Người lớn tuổi sẽ mở sổ họ ra để đối chiếu tên của trẻ với người ở trong gia phả. Nếu trùng tên tức là phạm húy thì phải buộc phải đổi tên khác cho trẻ.
Ở nông thôn, các vị có tước vị trong làng, trong họ tộc thường được dân chúng biếu trầu cau, rượu và xin các vị này đặt tên cho con của mình. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời. Bởi nếu cái tên được đặt đúng thì sẽ mang điều lành đến cho người đó đến suốt cuộc đời.
Không ai không mong cho con mình có được cái tên gọi hay, hoàn chỉnh, hàm ý phong phú, ngụ ý sâu sắc. Đặt tên cho on là một học vấn có quan hệ với văn tự học, âm vần học, dân tộc học, sử học, văn hóa tông pháp và nhiều tri thức khoa học hiện đai, chính vì thế nó đã phát triển thành một môn mệnh danh học.
Ngoài việc không được đặt tên phạm húy, người xưa đã đúc kết và đưa ra một vài nguyên tắc đặt tên như sau:
+ Âm vần của tên gọi phải hay và đẹp: Cái tên được đặt là để người khác gọi, vì thế phải hay, dễ gọi tránh những cái tên thô tục, trục trặc.
+ Tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ goi.
Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hòa giữa họ và tên.
+ Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan trọn nhất của việc đặt tên cho trẻ là phải chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng và sở thích để chọn chữ nghĩa.
Ngoài ra còn một số điều nên lưu ý khi đặt tên:
+ Nên hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên
+ Không nên chạy theo thời cuộc chính trị, đạt tên gọi mang màu sắc chính trị
+ Không nên dùng những từ cầu lợi, làm cho người khác có cảm giác gia đình có đứa trẻ bị nghèo nàn về học vấn.
+ Không nên đặt tên một cách cuồng tín, nông cạn, ví dụ là Nhất Đảng, Vô Địch, Vĩnh Phát, Phồn Vinh... đặt tên gọi tuyệt đối quá, cức đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
+ Tuyệt đối không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược, nếu trẻ là con gái thì không nên đặt tên nam giới, nếu là con trai không nên đặt tên nữ. Nên đặt tên thuận theo nam nữ để người khác dễ phân biệt.
tag: đặt tên cúng cơm, tên ở nhà, tên xấu cho trẻ sơ sinh, đặt tên úy, tên thật, tên hay ý nghĩa cho con