Các kênh sử dụng chiến lược “Home Run” đăng tải nhiều thể loại video khác nhau cho đến khi tìm thấy một nội dung video thành công. Khi nội dung này thành công, bạn sẽ bắt đầu đầu tư nhiều hơn cho nội dung này và "giá trị" của video đó - nó có thể là định dạng, phong cách, tính cách, chủ đề hoặc một số kết hợp của các yếu tố này.
Hầu hết chiến lược này được áp dụng ở các kênh đã hoạt động trong một thời gian dài trước khi có sự bùng nổ đột ngột về tốc độ tăng trưởng. Một vài ví dụ hàng đầu về điều này là các kênh như Cocomelon, PewDiePie và MrBeast đã tải lên hơn 100 video và hoạt động trên YouTube trong sáu năm trước khi đạt 1.000 người đăng ký.
Chiến lược này có thể hoạt động trong một số trường hợp khác nhau:
‣ Bạn hiểu rõ về giá trị của nội dung kênh nhưng chưa có được sức hút trong thị trường ngách hoặc các nội dung cùng chủ đề. Trong trường hợp như vậy, bạn nên khai thác và khám phá các phong cách, định dạng, hoặc phong cách biểu đạt khác.
Ví dụ: bạn sở hữu kênh Làm và sửa chữa nhà cửa, và nội dung kênh của bạn tập trung chủ yếu vào hướng dẫn DIY tại nhà. Thay vì tiếp tục chỉ sản xuất những video này, bạn có thể thêm thắt một vài yếu tố giúp nội dung hấp dẫn hơn, chẳng hạn như: tìm chủ đề ngách ít người làm, review nhà của người nổi tiếng, quay video bằng điện thoại cầm tay thay vì bằng camera trên tripod...
‣ Bạn có một lợi thế cạnh tranh lớn như một thương hiệu riêng của bản thân. Nếu kênh của bạn là một thương hiệu công ty, bạn có thể có một thư viện nội dung: vậy hãy tìm một giá trị mà chỉ kho nội dung của bạn có, mà những kênh khác thì không; bạn có thể tìm một định dạng hoặc kiểu video khác.
Nếu bạn là một creator độc lập, bạn có thể tận dụng các cơ hội tham dự các sự kiện, mối quan hệ với người nổi tiếng hoặc sản phẩm khác để có được lợi thế so với những người trong cùng chủ đề này.
‣ Bạn có một kênh mới: đây là thời điểm hoàn hảo để thử sức với những nội dung và yếu tố nằm ngoài tiêu chuẩn ‘thông thường'.
Về lâu dài, chiến lược Home Run cần được sử dụng như một phương tiện để tìm thấy kết luận cho kênh với mục đích cuối cùng là đề xuất giá trị rõ ràng, vững chắc cho kênh. Nếu một kênh luôn đưa ra nhiều nội dung và thể loại quá khác nhau, khán giả sẽ không biết phải mong đợi điều gì khi nhận được các video đề xuất của kênh đó. Điều này sẽ khiến cả khán giả và hệ thống đề xuất xa lánh.
CHIẾN LƯỢC # 4: THÔNG SỐ ĐỀ XUẤT TỪ YOUTUBE ANALYTICS
Chiến lược này sử dụng dữ liệu và thông số từ YouTube để giúp bạn chọn lựa và sử dụng nội dung thông qua các tác động tổng hợp của các chỉ số kênh, chứ không phải nhờ sự “ăn may”.
Phương pháp này dựa trên tiền đề rằng một kênh YouTube nên phục vụ một đối tượng khán giả nhất định, và với một giá trị nội dung. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng dữ liệu trong YouTube Analytics để hiểu chính xác những gì khán giả quan tâm nhất và sau đó đem đến nội dung mà họ muốn.
Đây là cách tiếp cận 360 độ để xây dựng, phân tích và tối ưu hóa nội dung:
‣ Đề xuất giá trị của kênh
‣ Định dạng của nội dung
‣ Phong cách của nội dung
‣ Tài năng bản thân trên màn ảnh
‣ Chủ đề của nội dung video
‣ Độ dài của nội dung
‣ Thiết kế hình thu nhỏ
‣ Cấu trúc tiêu đề
Hai yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược này là Đề xuất giá trị và Định dạng của cả kênh và video.
4.1. Đề xuất giá trị
Đề xuất giá trị về cơ bản là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao ai đó xem video và kênh của bạn?” Đó có thể là:
‣ một khái niệm: khán giả sẽ được truyền cảm hứng
‣ định dạng: kênh chuyên về reaction hay review
‣ phong cách: kênh mang phong cách ‘Harry Potter' hay hơi hướng miền quê
‣ tính cách: kênh dựa trên cá tính của người xuất hiện trên video
‣ chủ đề: kênh về nấu ăn, hay dạy học
Các giá trị này không cần phải đúng với tất cả người xem của kênh, nhưng nó cần phải đúng với mọi video. Chẳng hạn như theo MrBeast, khán giả của anh xem video của anh vì nội dung luôn vượt trội và cuốn hút.
4.2. Định dạng
Một trong những
r về game lớn nhất thế giới MrBeast (kênh YouTube với hơn 68 triệu người đăng ký) đã sử dụng nhiều loại format / định dạng video khác nhau cho kênh của mình.
Ví dụ MrBeast đã sử dụng format Thử thách trong 1 video, trong đó có ba đội đang cạnh tranh để giành giải thưởng. Video đã có hơn 46 triệu lượt xem:
Ngoài ra, MrBeast cũng sử dụng một định dạng hoàn toàn khác: dạng reaction / listicle. Trong video này anh ấy đã tip cho bồi bàn và nhân viên phục vụ bằng những thỏi vàng thật, và video đã đạt hơn 50 triệu lượt xem
Đối với Dinology - 1 kênh vlog, lifestyle và ẩm thực, dù chủ đề tương đối đa dạng nhưng không video nào giống hệt video nào. Ví dụ, cùng làm về bữa cơm ngày tết, anh ấy đã thực hiện với nhiều kiểu cách và hướng tiếp cận khác nhau.
Trong video dưới đây, Dino đã thực hiện 1 video thường niên trên kênh, đó là về bữa cơm ngày Tết:
Tới đầu năm 2021, anh sử dụng chung định dạng video/ chủ đề như vậy nhưng với các biến tấu hoàn toàn mới và hợp với những quan tâm của khán giả tại thời điểm đó Có thể thấy, Định dạng của video (hay format video) không phải là điều cần thiết cốt lõi so với các nội dung hoặc nhà sáng tạo khác. Điều này đúng với những người nổi tiếng, hay những khi đó là Người có tầm ảnh hưởng. Thông thường, khi họ đã có vị trí nhất định trong cộng đồng, thì cốt lõi của giá trị đề xuất của nằm ở chính người sáng tạo nội dung. Cùng là 1 chủ đề, một nội dung nhưng cách bạn biến tấu và thay đổi: nguyên liệu thực hiện, cách tiếp cận, hoặc địa điểm khác … thì vẫn có thể mang lại đề xuất lớn và giá trị mới cho người xem. Vấn đề nằm ở cách xây dựng hệ thống đề xuất của YouTube và hành vi của khán giả. Để đưa ra các đề xuất, hệ thống đề xuất của YouTube sử dụng: ‣ Lịch sử xem của người xem: số lần nhấp, thời lượng xem ‣ Lịch sử tương tác của người xem: lượt thích / nhận xét / khảo sát ‣ Thông tin theo ngữ cảnh: thiết bị, vị trí, thời gian trong ngày... ‣ Lọc cộng tác: Những người xem tương tự khác đã tương tác với video như thế nào ‣ Thống kê video: tỷ lệ nhấp, thời lượng xem trung bình, phản hồi của người dùng Hệ thống của YouTube được thiết kế cho từng người xem, tạo ra một YouTube được tùy chỉnh riêng cho họ. Nếu người xem trước đây thường xuyên nhấp và xem video của bạn, và đưa ra phản hồi tích cực (thời gian xem dài và cũng xem thêm nhiều video khác của bạn, hoặc ‘thích' video, hoặc ‘chia sẻ' video), YouTube sẽ tiếp tục đề xuất video của bạn cho họ. Quan trọng hơn, YouTube sẽ sử dụng dữ liệu này và đề xuất video của bạn cho những người xem tương tự. Vì lí do này, các Nhà sáng tạo nên cân nhắc khi giới thiệu một định dạng hay chủ đề mới cho kênh. Một series mới trên kênh của bạn sẽ cần có thời gian và đủ dữ liệu từ số lượng video và tương tác từ khán giả đề YouTube có thể bắt đầu đề xuất cho người xem phù hợp.
4.3. Tài năng / Tính cách
Có những kênh YouTube có tỉ lệ nhấp thumbnail cao nhưng thời lượng xem trung bình tương đối thấp. Bạn có thể xem thêm các dữ liệu khác (như nhận xét tiêu cực về nhân vật chính trên màn hình) thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cần một sự thay đổi về hiệu suất hoặc tài năng xuất hiện trên video.
4.4. Phong cách
Khán giả của bạn thích xem kiểu video nào nhất - kiểu quay camera cầm tay với các đoạn cắt nhanh hay một camera đơn với tốc độ chậm hơn? Bạn có thể chú ý đến sự khác biệt về thời lượng xem trung bình và tỷ lệ phần trăm đã xem trung bình, hay các chỉ số tương tự.
4.5. Chủ đề
Bạn có thể xem xét thời gian xem trung bình của từng chủ đề trên kênh, và tập trung vào các chủ đề có nhiều người xem nhất. Tuy nhiên, một kênh không chỉ tập trung vào 1 chủ đề nội dung làm giá trị chính của kênh, mà nên dựa thêm vào các yếu tố các được đề cập trong bài này.
4.6. Phân tích chiến thuật
Khi phân tích kênh, một thông số quan trọng bạn nên chú ý là tốc độ đạt được lượng view của video.
‣ Video của bạn có thu hút được nhiều người xem hơn trong một giờ, hai giờ hoặc mười tiếng đầu tiên so với các video khác không?
‣ Các lí do gì khiến nội dung, hình thu nhỏ và tiêu đề của video này lại có tỷ lệ nhấp thumbnail cao hơn các video khác?
‣ Bao nhiêu người nên xuất hiện trong hình thu nhỏ?
‣ Hình thu nhỏ của bạn có nên có chữ hay không?
‣ Độ dài video như thế nào sẽ mang về nhiều lượt xem và thời gian xem trung bình cho kênh hơn?
4.7. Dòng thời gian & sự phát triển
Bạn nên kiểm duyệt và xem xét sự phát triển của kênh ở mốc 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và 365 ngày. Việc phân tích trong thời gian ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp bạn thấy được và hiểu rõ hơn những điểm tạo ra sự khác biệt và phát triển của kênh.
Sử dụng các thông số từ YouTube Analytics có lẽ sẽ không giúp bạn tạo ra những video "viral" hay "hit", nhưng sẽ giúp bạn tạo ra những video có nhiều khả năng mang về nhiều lượt xem hơn. Điều này sẽ giúp đem về sự phát triển bền vững lâu dài cho kênh YouTube của mình.