Công việc thực hiện cho người vừa mới mất - Tìm hiểu về văn hóa phong tục Việt Nam

3:10:00 AM

Công việc thực hiện cho người vừa mới mất - Tìm hiểu về văn hóa phong tục Việt Nam

 Khi người hấp hối đã bắt đầu đi đến trạng thái hôn mê sâu, đôi khi chỉ tỉnh trong giây phút nhưng chỉ có thể nhìn mà không thể nói được. Lúc này người nhà sẽ dùng nước thơm (ngũ vị hương: gồm trầm, sả, gừng...) lau sạch sẽ và thay quần áo mới cho người sắp khuất.

Khi cơ thể lạnh hết, tim ngừng đập có nghĩa là người đó đã đi vào cõi vĩnh hằng. Người nhà sẽ sửa chân tay cho ngay ngắn, 2 bàn tay xòe ra để úp lên bụng, lấy sợi vải trắng cột hai ngón tay cái liền nhau để tánh cho bàn tay khỏi nắm lại, điều này tối kị với người sống. Xong rước người ra chính tẩm đặt trên giường sau khi đã phạn hàm, đậy mặt và hú hồn người. Đầu đặt phía cửa ra vào, chân phía bàn thờ.

Phạn hàm là gì?


Khi vuốt mắt và chân tay người chết rồi thì một mặt người nhà ra đứng ở ngã ba đường ( phố, làng, xóm) hoặc leo lên mái nhà hô lớn tên họ người chết, tay trái thì cầm cổ áo của người vẫn mặc xưa nay để hồn nhập xác nếu số chưa chết còn vất vưởng chưa biết lối về.

Đàn ông mà mất thì hô 7 tiếng, đàn bà thì hô 9 tiếng. Ví dụ như " ba hồn bảy vía ông Mạc Văn X" hay " ba hồn 9 vía bà Mạc Thị Y"

Trong lúc ấy thì người khác lấy một chiếc đũa ngáng ngang miệng người mất cho khỏi cắn răng để việc phạn hàm cho dễ và cũng chờ xem hồn phách người mất có thể trở lại hồi sinh hay không. Thấy hết hi vọng người mất sống lại thì lễ Phạn hàm. Trong thời kỳ phong kiến thì lễ phạn hàm sẽ làm theo thứ tự theo 5 bậc khác nhau: Vua chúa, chư hầu, đại phu, sỹ phu, dân dã. Những ngày này mọi người thường dùng một túi trong đó đựng ít tiền gạo và vài đồ lặt vặt mà khi còn sống họ hay dùng.

Tất cả các nghi lễ đám tang bắt đầu từ giờ phút người qua đời, trong gia đình lo mặc đồ tang cho đến khi làm lễ thành phục.

TrendingMore

Xem thêm