Nước Ấn Độ thuở xưa có vị vua Ba Tư Nặc, một hôm trong lúc đang dùng cơm nhà vua nói với hoàng hậu rằng: "Hiện nay nàng là mẹ của muôn dân, nàng được hàng ngàn, hàng vạn dân chúng yêu mến và kính trọng, hoàn toàn đều do ta là vua nên nàng mới được như thế. Nếu cuộc đời nàng mà không có ta, vương miện đính kim cương trên đầu của nàng, y phục lụa là nàng mặc trên người và tất cả những gì nàng có đều sẽ biến mất!".
Hoàng hậu nghe vậy liền nói: 'Nhà vua à! Ngài và ta hiện tại đã thành vợ thành chồng, đều do nhân duyên kết hợp mà thành. Vì nhân duyên kết hợp mà thành, nên ngài nương vào ta, ta nương vào ngài, nhân duyên nương tựa vào nhau mà tồn tại. Vì vậy, vì vậy thanh danh và phúc lành của ta đến từ ngài và cũng từ ta, không hoàn toàn là do mình ngài ban cho ta!"
Vua nghe vậy vô cùng tức giận, cho rằng hoàng hậu xem thường quyền thế của mình, liền sai người tháo chiếc nhẫn quý báu đeo trên tay của hoàng hậu, rồi đem quẳng nó xuống biển lớn. Lúc này nhà vua ngạo nghễ nói với hoàng hậu: "Nàng đã nói phúc của nàng là của mình. Còn chiếc nhẫn mà nàng có bây giờ thì sao? Hoàng hậu im lặng không trả lời.
Một ngày nọ, người đầu bếp trong cung nấu một con cá lớn, khi mổ bụng con cá ra thì thấy chiếc nhẫn. Vậy mọi chuyện đã diễn ra thế nào?. Hóa ra khi chiếc nhẫn bị ném xuống biển, thì đúng lúc có một con cá lớn đang đói bụng, bơi ngang qua và nuốt chiếc nhẫn vào bụng. Sau đó, con cá lớn này đã được ngư dân đánh bắt và đưa vào hoàng cung.
Hơn nữa, ngay khi mọi người nhìn thấy chiếc nhẫn này, họ lập tức nhận ra nó là của hoàng hậu, ngay sau đó chiếc nhẫn được trao lại cho hoàng hậu. Đeo chiếc nhẫn bị mất nay đã tìm thấy, hoàng hậu vui vẻ khôn xiết nói với vua Ba Tư Nặc: "Nhà vua nhìn xem! Nếu là của thiếp, thì cuối cùng nó cũng thuộc về thiếp".
Trải qua sự việc vừa rồi, vua Ba Tư Nặc lại càng tin sâu rằng, sự nghèo khó hay phú quý của một người không phụ thuộc vào người khác, mà mỗi người đều có phúc báo riêng của mình. Nên nhớ, mọi thành quả ta gặt hái được ngày hôm nay, đều đến từ những nhân duyên mà ta đã gieo trồng trong quá khứ