Ngày xửa ngày xưa, Có một cô gái nghèo sống bằng nghề ăn xin, một hôm cô ấy đi ngang qua một ngôi chùa, trong chùa có tổ chức pháp hội, cô ấy thấy nhiều người ăn chay, thắp đèn và làm nhiều việc bố thí, trong tâm rất ngưỡng mộ và thầm nghĩ: "Mình là một kẻ ăn xin để sống sót qua ngày, không có nhiều tiền, làm sao có thể bố thí?" Trong lúc đang suy nghĩ, cô ấy sờ vào túi mình, "Ôi không biết mình nhặt được đồng tiền này từ khi nào?". Ngay lập tức cô ta vui vẻ cầm lấy cùng mọi người làm việc bố thí, kết nhân lành duyên tốt. Sau khi thông tin về việc bố thí của cô gái ăn xin được lan truyền, hòa thượng trụ trì cảm động trước tấm lòng chân thành của cô, đích thân ngài tụng kinh cầu phúc cho cô ấy.
Không lâu sau đó, hoàng hậu của nước này qua đời, nhà vua vì thế rất buồn. Khi các quan đại thần thấy nhà vua buồn bã ủ rũ cả ngày, họ khuyên ông đi săn bắn và thư giãn. Khi nhà vua đến khu rừng, từ xa ông đã nhìn thấy ánh sáng rực rỡ dưới gốc cây trước mặt, và khi tiến lại gần, nhà vua thấy ánh sáng đó phát ra từ một cô gái ăn xin. Mặc dù cô gái ăn mặc rách rưới nhưng lại vô cùng xinh đẹp, nhà vua vui mừng khôn xiết, bèn rước cô ấy về cung, cho tắm rửa và khoác lên mình một bộ quần áo mới.
Cô gái ăn mặc đẹp như tiên nữ, dần dần được nhà vua đem lòng yêu mến, phong làm hoàng hậu. Từ một cô gái nghèo ăn xin trong chớp mắt đã trở thành hoàng hậu của một đất nước, cô ấy nghĩ rằng do nhờ công đức bố thí mới có được nhân duyên phúc đức như thế này, nên cô chuẩn bị mười chiếc xe lớn chất đầy tiền vàng, châu báu, gửi vào chùa cúng dường Trai tăng. Thế nhưng lần cúng Trai tăng này, chỉ có thầy tri khách ra đón tiếp. Cô ấy thắc mắc: "Trước đây, ta chỉ có một đồng tiền cúng dàng, sư trụ trì đích thân tụng kinh, ban phúc cho ta. Sao bây giờ ta là hoàng hậu lại dùng của cải gấp mấy ngàn vạn lần đem ra bố thí, mà trái lại chỉ có thầy tri khách ra đón tiếp ta là sao?.
Thầy tri khách nói với cô ấy: "Lúc đầu cô là một người ăn xin nghèo khổ, đồng tiên cô bố thí tuy rất ít, nhưng thay vào đó lòng thành kính của cô rộng lớn hơn cả trời đất. Hiện giờ, cô đem theo mười xe lớn chất đầy tiền vàng, châu báu, xem vậy chứ thật ra ít lắm, cô không cần phải đợi vị đại lão hòa thượng đến để tụng kinh chúc phúc cho cô đâu, chỉ cần cô biết sự tiếp đón của thầy tri khách là được rồi". Từ sự việc này chúng ta có thể biết rằng, công đức nhiều hay ít không chỉ được tính bằng số tiền, mà chủ yếu phụ thuộc vào bạn có lòng thành kính hay không. Nên biết "tâm hương một nén, lan tỏa khắp mười phương" là thế. Đôi khi, bạn có thể đem lòng kính trọng, làm việc thiện với tâm thành kính, điều đó còn quan trọng hơn cả việc đem tiền vàng châu báu ra cúng dàng bố thí.